The Soda Pop

Bị dụ dỗ bởi chiêu bài công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao, nhiều sinh viên đã “sập bẫy” các công ty đa cấp để rồi “khóc dở, mếu dở” với việc học hành của mình.

Khi bạn bè lừa nhau

Các bạn sinh viêntỉnh lẻ, đặc biệt là sinh viên năm nhất thời gian rảnh rỗi nhiều nên mong muốn tìm được một công việc làm thêm phù hợp để trang trải chi phí học hành, đỡ đần gia đình. Nắm bắt được tâm lí đó nên các thành viên của các công ty đa cấp nhanh chóng tìm đến nhóm đối tượng này và đưa ra những lời dụ dỗ cực kì ngon ngọt và “bùi tai”.

T.N một sinh viên ĐH Bách Khoa kể lại chiêu thức của một “người bạn” khiến cậu “sập bẫy” bán hàng đa cấp: “Hồi năm nhất, mình được một người bạn khá thân giới thiệu công việc kinh doanh bán hàng rất nhàn mà lương lại cao.

Khi đến tham gia hội thảo của công ty mình bị ngợp bởi những lời PR, mức lương khủng mà các đàn anh, đàn chị ở đó đưa ra. Họ đều giới thiệu nào là trưởng phòng, hội trưởng với mức lương vài chục triệu một tháng. Quá chủ quan và có chút hi vọng về công việc lương cao mình đã bị đưa vào “bẫy” lúc nào không hay”.

Những buổi hội thảo hoành tráng nhằm qua mắt khách hàng (Ảnh cắt từ clip - nguồn Youtube)

Sau khi kí vào hợp đồng với 1 công ty, N xin bố mẹ gần 10 triệu với lí do học tiếng Anh để thi IELTS. Toàn bộ số tiền đó, đều được N “cống” cho công ty trên. Sau hơn 1 tháng vật lộn trầy trật, T.N vẫn không “rủ” thêm được ai. Dần dần cậu cũng nhận ra bản chất của nơi mình đang đặt niềm tin nên đành rút khỏi công việc này, chấp nhận mất trắng số tiền lớn kia và coi đó như học phí của một bài học đầu đời quá cay đắng.

Cùng cảnh ngộ đến hàng chục triệu nhưng cô bạn Ngọc Hà sinh viên năm hai ĐH Quốc gia Hà Nội còn rơi vào tình trạng bi đát hơn. Ở trường tên của Hà bị bêu trên trang Confession với lời cảnh báo cô là đối tượng cần tránh xa vì chuyên đi dụ dỗcác em sinh viên khóa dưới vào công ty đa cấp. Việc học bị gián đoạn vì Hà dành quá nhiều thời gian để đi chèo kéo khách hàng. Cô đành xin bảo lưu một năm và đi làm thêm để trang trải nợ nần với hi vọng năm sau tiếp tục xin đi học lại cùng khóa dưới.

Đa cấp và những biến tướng

Thủ đoạn của các công ty mới này không còn là bán các sản phẩm như mỹ phẩm, đồ gia dụng… nữa mà chuyển sang hình thức kinh doanh kĩ năng mềm, các khóa học về kĩ năng sống, ngoại ngữ.

Phan Hồng Giangsinh viên khoa du lịch, Đại học Công nghiệp từng bị rủ rê đến một công ty kĩ năng mềm trên phố Phan Văn Trường. Tại đây, Giang được vẽ ra viễn cảnh tươi sáng với những khóa học cực kì rẻ nhưng chất lượng cao, trang bị cho học viên những kiến thức về markerting, diễn thuyết, ngoại ngữ... Thậm chí họ còn thao thao bất tuyệt về khả năng trở thành những diễn giả, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng trong tương lai dành cho học viên nếu muốn. Tuy nhiên, ngay khi học viên chấp nhận tham gia, bản chất của việc kinh doanh đa cấp liền lộ diện khi công ty này yêu cầu Giang đóng 5 triệu để làm thẻ dành cho các khóa học.

Núp bóng các trung tâm giáo dục, những cơ sở này cung cấp cho sinh viên những khóa học chất lượng thấp và thực sự gần như toàn những điều sáo rỗng. Những khóa học tiếng Anh được quảng cáo là người ngoại quốc dậy thì toàn giáo viên trong nước. Các kĩ năng mềm cũng được dậy rất qua loa và hầu như toàn những điều ai cũng biết. Thậm chí những buổi diễn thuyết của những diễn giả cũng được bán vé với giá trên trời.

Bức thư xúc động của một nữ sinh bị dính vào bán hàng đa cấp

Những điều lưu ý để tránh “sập bẫy đa cấp”:

1. Cảnh giác với những lời mời chào về công việc nhàn hạ, lương cao, những lời mời đi dự hội thảo hay đến các trung tâm kĩ năng sống…

2. Khi trót đến các trung tâm này phải tuyệt đối cảnh giác, không nên kí vào các hợp đồng và nộp tiền vì không thể lấy lại

3. Tham khảo ý kiến của các anh chị sinh viên đi trước để tìm được công việc làm thêm phù hợp